Kích thước và sự phát triển Sư hổ

Sư hổ là loài lớn nhất thế giới thuộc họ Mèo.[1] Những cải thiện về gen có thể là yếu tố tạo nên kích thước khổng lồ của loài này.[3] Những gen này có thể có hoặc không thể hiện trên cha mẹ nhưng lại đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của con lai. Ví dụ, trên một số loài chó lai, những gen này giúp chúng lớn nhanh hơn loài bố mẹ. Sự sinh trưởng như vậy không thể hiện trên giống chó bố mẹ vì những gen này thường bị "mất tác dụng" do những gen được di truyền từ con cái của giống đó.[4]

Một số loài lai trong họ Mèo cũng có thể đạt kích thước tương tự như sư hổ: sư hổ sư (litigon) là con lai hiếm giữa sư tử đực với hổ sư cái, một con sư hổ sư cái tên là Cubanacan (ở Vườn thú Alipore thuộc Ấn Độ) đạt 363 kg (800 lb).[5] Do sự hiếm hoi của những con lai thế hệ thứ hai này nên khó mà xác định được kích thước trung bình của sư hổ sư là lớn hơn hay nhỏ hơn sư hổ.

Do các vấn đề liên quan đến nội tiết tố, sư hổ khó mà phát triển đến cuối đời. Chúng mất nhiều thời gian để đạt đến kích thước trưởng thành đầy đủ. Sự tăng trưởng tiếp tục về chiều cao vai và chiều dài cơ thể là chưa được ghi nhận với sư hổ trên 6 năm tuổi. Sư hổ đực có thể đạt mức testosteron trung bình tương tự như sư tử đực trưởng thành, dù không có tinh trùng theo định luật H-W[6]. Ngoài ra, sư hổ cái cũng có kích thước khá lớn, cân nặng khoảng 320 kg (705 lb) và chiều dài trung bình là 3,05 m (10 ft). Ngược lại, pumapard là con lai giữa hai loài: báo sư tử (Puma concolor) và báo hoa mai (Panthera pardus) lại bị còi cọc.

Con sư hổ tên là Hercules và huấn luyện viên Bhagavan Antle

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sư hổ http://everything-canada.com/phpBB3/viewtopic.php?... http://jungleisland.com/about_mammals.php http://www.messybeast.com/genetics/growth-dysplasi... http://www.messybeast.com/genetics/hyb-tigon.htm http://www.peachyga.com/liger http://www.sierrasafarizoo.com/animals/liger.htm http://www.spiegel.de/panorama/gesellschaft/liger-... http://zoo-arche-noah.de/arche_noah_liger_1.htm http://www.educatedearth.net/video.php?id=2640 http://www.eol.org/pages/10506464